Toố tụng dân sự 2015

-

 

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:

- Những quy định chung

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm

- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm

- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

- Thủ tục giải quyết việc dân sự

- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án

- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng

Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:

- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:

+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Bạn đang xem: Toố tụng dân sự 2015

+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.

+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.

- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:

+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;

+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.

- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa

+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:

+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

 


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Bộ luật tố tụng dân sự.

Phần thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

ChươngI

NHIỆM VỤ VÀHIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự quy địnhnhững nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện đểTòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dânsự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chunglà vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc vềyêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đâygọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dânsự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; thủ tục công nhận và chothi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyếtcủa Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmcủa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ củangười tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhândân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp(sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giảiquyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng dân sự gópphần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan,tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Điều 2.Đối tượng áp dụng và hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

1. Bộ luật tố tụng dân sự đượcáp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

2. Bộ luật tố tụng dân sự đượcáp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan đại diện nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.

3. Bộ luật tố tụng dân sự đượcáp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợpđiều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy địnhkhác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhânnước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặcquyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tếmà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì vụ việc dân sự có liênquan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đó được giải quyết bằng con đường ngoạigiao.

ChươngII

NHỮNG NGUYÊN TẮCCƠ BẢN

Điều 3.Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

Mọi hoạt động tố tụng dân sựcủa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng,của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộluật này.

Điều 4.Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhândo Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việcdân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyềncon người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của mình hoặc của người khác.

2. Tòa án không được từ chốigiải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điềuluật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sựnhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhânyêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dânsự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sựvà Bộ luật này quy định.

Điều 5.Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1. Đương sự có quyền quyết địnhviệc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa ánchỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu củađương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyếtvụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏathuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và khôngtrái đạo đức xã hội.

Điều 6.Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Đương sự có quyền vànghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêucầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởikiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền vànghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗtrợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minhchứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

Điều 7.Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền

Cơ quan, tổ chức, cá nhântrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ vàđúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Việnkiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu củađương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợpkhông cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự,Tòa án, Viện kiểm sát.

Điều 8.Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

1. Trong tố tụng dân sự mọi ngườiđều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng,tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.

Mọi cơ quan, tổ chức, cánhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.

2. Tòa án có trách nhiệm bảođảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổchức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

Điều 9.Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Đương sự có quyền tự bảovệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luậtnày bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tòa án có trách nhiệm bảođảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

3. Nhà nước có trách nhiệm bảođảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thựchiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

4. Không ai được hạn chế quyềnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

Điều10. Hòa giải trong tố tụng dân sự

Tòa án có trách nhiệm tiếnhành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều11. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

1. Việc xét xử sơ thẩm vụ ándân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trườnghợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Khi biểu quyết về quyết địnhgiải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.

Điều12. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việcdân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

1. Thẩm phán, Hội thẩm nhândân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuântheo pháp luật.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giảiquyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều13. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

1. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhândân.

2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảovệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy địnhcủa pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thànhniên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật giađình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.

4. Cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái phápluật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người tiến hành tố tụngtrong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gâythiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thihành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hạitheo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Điều14. Tòa án xét xử tập thể

Tòa án xét xử tập thể vụ ándân sự và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

Điều15. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

1. Tòa án xét xử kịp thờitrong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.

2. Tòa án xét xử công khai.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dântộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinhdoanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng củahọ thì Tòa án có thể xét xử kín.

Điều 16.Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

1. Chánh án Tòa án, Thẩmphán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểmsát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thànhviên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý doxác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình.

2. Việc phân công người tiếnhành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình.

Điều17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

1. Chế độ xét xử sơ thẩm,phúc thẩm được bảo đảm.

Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn doBộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án,quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tìnhtiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốcthẩm hoặc tái thẩm.

Điều18. Giám đốc việc xét xử

Tòa án nhân dân tối cao giámđốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử củaTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòaán nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnhvà thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa ánnhân dân cấp huyện) thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụngpháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất.

Điều19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức,cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấphành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bảnán, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trướcpháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

3. Tòa án có quyền yêu cầucơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định củaTòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định củaTòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.

Điều20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự

Tiếng nói và chữ viết dùngtrong tố tụng dân sự là tiếng Việt.

Người tham gia tố tụng dân sựcó quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải cóngười phiên dịch.

Người tham gia tố tụng dân sựlà người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, kýhiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biếtngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.

Điều21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1. Viện kiểm sát kiểm sát việctuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việcdân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2. Viện kiểm sát tham giacác phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với nhữngvụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sảncông, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là ngườichưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lựchành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trườnghợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

3. Viện kiểm sát tham giaphiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Việnkiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫnthi hành Điều này.

Điều22. Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án

1. Tòa án có trách nhiệm tốngđạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và cácgiấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặccơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định,giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòaán và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.

Điều23. Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này, góp phầnvào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.

Điều24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1. Tòa án có trách nhiệm bảođảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiệnquyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theoquy định của Bộ luật này.

2. Đương sự, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứngcứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau cáctài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luậnvề đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợppháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong quá trình xét xử, mọitài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai,trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộluật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứvào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

Điều25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luậtcủa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứcơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếunại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại,tố cáo.

ChươngIII

THẨM QUYỀN CỦATÒA ÁN

Mục 1. NHỮNGVỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Điều26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịchViệt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữuvà các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịchdân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 củaBộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tàisản.

6. Tranh chấp về bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thườngthiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định củapháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giảiquyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác,sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tàinguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theoquy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừngtheo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đếnhoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đếnyêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đếntài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành ándân sự.

Xem thêm: Tư Vấn Mua Bàn Ghế Đồng Kỵ Gỗ Gụ, Bàn Ghế Gỗ Gụ Đẹp, Bộ Bàn Ghế Gỗ Gụ 6 Món

13. Tranh chấp về kết quảbán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theoquy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác vềdân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức kháctheo quy định của pháp luật.

Điều27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủybỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lựchành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếmngười vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.

3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủybỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủybỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.

5. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyếtđịnh về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nướcngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sảntrong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêucầu thi hành tại Việt Nam.

6. Yêu cầu tuyên bố văn bảncông chứng vô hiệu.

7. Yêu cầu công nhận kết quảhòa giải thành ngoài Tòa án.

8. Yêu cầu công nhận tài sảncó trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quảnlý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản2 Điều 470 của Bộ luật này.

9. Yêu cầu xác định quyền sởhữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầukhác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

10. Các yêu cầu khác về dânsự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theoquy định của pháp luật.

Điều28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án

1. Ly hôn, tranh chấp vềnuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sảnchung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổingười trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác địnhcha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằngkỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con,chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kếthôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác vềhôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổchức khác theo quy định của pháp luật.

Điều29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòaán

1. Yêu cầu hủy việc kết hôntrái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuậntình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

3. Yêu cầu công nhận thỏathuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc côngnhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức,cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Yêu cầu hạn chế quyền củacha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

5. Yêu cầu chấm dứt việcnuôi con nuôi.

6. Yêu cầu liên quan đến việcmang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.

7. Yêu cầu công nhận thỏathuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đãđược thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án.

8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệuthỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhânvà gia đình.

9. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân vàgia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoàihoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nướcngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hànhtại Việt Nam.

10. Yêu cầu xác định cha, mẹcho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và giađình.

11. Các yêu cầu khác về hônnhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chứckhác theo quy định của pháp luật.

Điều30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án

1. Tranh chấp phát sinhtrong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinhdoanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữutrí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mụcđích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa ngườichưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốngóp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty vớicác thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trongcông ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổnggiám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liênquan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác vềkinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan,tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều31. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòaán

1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyếtcủa Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp.

2. Yêu cầu liên quan đến việcTrọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luậtvề Trọng tài thương mại.

3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay,tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hảiViệt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.

4. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh,thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinhdoanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

5. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nướcngoài.

6. Các yêu cầu khác về kinhdoanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổchức khác theo quy định của pháp luật.

Điều32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1.Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phảithông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưngcác bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặckhông hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao độngsau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao độngtheo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợpđồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại,trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc giađình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theoquy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định củapháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luậtvề việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định củapháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hạigiữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao độngđi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2.Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụnglao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động khôngđồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnkhông giải quyết.

3. Tranh chấp liên quan đếnlao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tậpnghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lạilao động;

c) Tranh chấp về quyền côngđoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn laođộng, vệ sinh lao động.

4. Tranh chấp về bồi thườngthiệt hại do đình công bất hợp pháp.

5. Các tranh chấp khác vềlao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức kháctheo quy định của pháp luật.

Điều33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồnglao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

2. Yêu cầu xét tính hợp phápcủa cuộc đình công.

3. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòaán nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nướcngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

4. Yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.

5. Các yêu cầu khác về lao động,trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức

1. Khi giải quyết vụ việcdân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổchức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụviệc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

2. Quyết định cá biệt quy địnhtại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và đượcáp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việcdân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùngmột vụ việc dân sự đó.

3. Khi xem xét hủy quyết địnhquy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người cóthẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người cóthẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến củamình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

4. Thẩm quyền của cấp Tòa ángiải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệtquy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tốtụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấptỉnh.

Mục 2. THẨMQUYỀN CỦA TÒA ÁN CÁC CẤP

Điều35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyệncó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hônnhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấpquy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh,thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quyđịnh tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyệncó thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy địnhtại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân vàgia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộluật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh,thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy địnhtại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầuquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nướcngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nướcngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trườnghợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyệnnơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việcly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhậncha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vựcbiên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới vớiViệt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật ViệtNam.

Điều36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa dân sự Tòa án nhândân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dânsự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấphuyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa gia đình và ngườichưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tụcsơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

3. Đối với Tòa án nhân dân cấphuyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức côngtác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòaán nhân dân cấp huyện.

Điều37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnhcó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26,28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luậtnày;

b) Yêu cầu về dân sự, hônnhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27,29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luậtnày;

c) Tranh chấp, yêu cầu quy địnhtại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnhcó thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luậtnày mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cầnthiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Điều38. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh

1. Tòa dân sự Tòa án nhândân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tụcsơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tụcphúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luậtnày.

2. Tòa gia đình và ngườichưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tụcsơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền củaTòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tụcphúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệulực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy địnhcủa Bộ luật này.

3. Tòa kinh tế Tòa án nhândân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tụcsơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền củaTòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tụcphúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệulực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy địnhcủa Bộ luật này.

4. Tòa lao động Tòa án nhândân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Giải quyết theo thủ tụcsơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhândân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tụcphúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luậtnày.

Điều39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụán dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú,làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơquan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp vềdân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại cácĐiều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tựthỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyênđơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyênđơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và giađình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 củaBộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bấtđộng sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2. Thẩm quyền giải quyết việcdân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầutuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặccó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giảiquyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lựchành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầuthông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặclà đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báotìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầutuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án nơi người yêu cầuhủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cưtrú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lựchành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết địnhtuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủybỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thihành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án làcá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành ánlà cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyếtđịnh của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và chothi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhânvà gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơncư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở,nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu khôngcông nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thihành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thihành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hànhlà cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyếtcủa Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thihành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kếthôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kếthôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong cácbên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làmviệc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuậnnuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong cácbên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làmviệc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi ngườitrực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức,cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơingười con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ củacon chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chếquyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khily hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôihoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôicon nuôi;

m) Tòa án nơi tổ chức hànhnghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyếtyêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi cơ quan thihành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đếnviệc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyềnsử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theoquy định của Luật thi hành án dân sự;

o) Thẩm quyền của Tòa ántheo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại ViệtNam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọngtài thương mại;

p) Tòa án nơi có tài sản cóthẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam làvô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủtrên lãnh thổ Việt Nam;

q) Tòa án nơi người mangthai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việcmang thai hộ;

r) Tòa án nơi cư trú, làm việccủa một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầucông nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳhôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

s) Tòa án nơi người yêu cầucư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giảithành ngoài Tòa án;

t) Tòa án nơi cư trú, làm việccủa người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuậnvề chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và giađình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luậtvề hôn nhân và gia đình;

u) Tòa án nơi có trụ sở củadoanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổđông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

v) Tòa án nơi giao kết hoặcthực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyếtyêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

x) Tòa án nơi xảy ra cuộcđình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đìnhcông;

y) Thẩm quyền của Tòa ántheo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theoquy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

3. Trường hợp vụ án dân sựđã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này vềthẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyếtmặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặcđịa chỉ giao dịch của đương sự.

Điều40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựachọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú,làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cưtrú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinhtừ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổchức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơicư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thìnguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú,làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thườngthiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương,thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơnlà người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinhtừ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gianthì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cưtrú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung giancư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinhtừ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thựchiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú,làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa ánnơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sảnmà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầuTòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

2. Người yêu cầu có quyền lựachọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trườnghợp sau đây:

a) Đối với các yêu cầu vềdân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luậtnày thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sởhoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

b) Đối với yêu cầu hủy việckết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này thì ngườiyêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôntrái pháp luật giải quyết;

c) Đối với yêu cầu hạn chếquyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khily hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

Điều41. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

1. Vụ việc dân sự đã được thụlý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó raquyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụán đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùngcấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyếtđịnh này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị,Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại,kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

2. Tranh chấp về thẩm quyềngiữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

3. Tranh chấp về thẩm quyềngiữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyếttheo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấpcao giải quyết.

4. Tranh chấp về thẩm quyềngiữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyếttheo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án