Ý nghĩa tết trung thu

-
NDO - Trong sách sử chính thống hoặc tư liệu, tài liệu sử để lại, chưa có thông tin nào xác định rõ nguồn gốc của Trung thu, hay còn gọi là Tết trông trăng. Chỉ biết rằng, Tết Trung thu từ rất lâu rồi không những là ngày Tết của trẻ em, mà còn là dịp thưởng thức những sản vật của mùa thu đang vào độ ngon nhất trong năm, trổ tài nấu nướng, trang trí, và cũng là lúc cả gia đình quần tụ, đoàn viên, như hình ảnh mặt trăng tròn vành vạnh.
*

Đèn lồng hình cá đẹp lộng lẫy. (Ảnh trong bộ sưu tập của nhà sử học Dương Trung Quốc)

Sách “Hội hè lễ tết của người Việt” của tác giả Nguyễn Văn Huyên cũng đề cập đến sự tích Trung thu liên quan đến vua Đường Minh Hoàng (thế kỷ VII): “Một đêm rằm tháng Tám, vua ra khỏi cung và được một đạo sĩ chống gậy đến mời lên cung trăng dạo chơi”. Nhà vua đã thấy một thế giới khác hẳn trần gian, cây cối đang trổ hoa, thảm cỏ thơm và mượt như nhung, cung điện nguy nga có chữ “Cung Quảng Hàn”, những nàng thiếu nữ xinh đẹp mặc xiêm hồng và áo trắng múa theo nhạc. Lúc trở về trần gian, nhớ những kỳ quan trên cung trăng, nhà vua đã sai các cung tần múa và đàn ca điệu này”.

Bạn đang xem: Ý nghĩa tết trung thu

Sách “Bắc Kỳ tạp lục” của Henri-Emmanuel Souvignet xuất bản năm 1903 viết ngắn gọn: “Ngày 15 tháng Tám âm lịch, Tết Trung thu, trong ngày này mọi người làm và ăn những chiếc bánh có hình mặt trăng (bánh nguyệt hay bánh mặt trăng)”.

Thậm chí, trong sách “Việt Nam Văn Minh Sử” của tác giả Lê Văn Siêu hồi đầu thế kỷ 20, khi phân tích các hình ảnh trên trống đồng Ngọc Lũ (văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 2.500 năm), cũng đề cập đến tháng Tám trăng sáng nhất, cùng các công việc chuẩn bị hội hè trước ngày đông chí, trùng hợp với khoảng thời gian diễn ra Tết Trung thu sau này.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung thu diễn ra cũng vào thời điểm kết thúc mùa vụ, công việc nhà nông đỡ bận rộn hơn, các sản vật thu hoạch cũng dồi dào. Khác với Tết Nguyên đán đầu năm mang ý nghĩa kết thúc năm cũ và đón mừng một năm mới, Tết Trung thu có nhiều ý nghĩa, mang những ước vọng, mong muốn của những tầng lớp xã hội khác nhau, như đoán định mùa vụ năm tới, đoán định vận nước, vận vua, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gửi gắm ước nguyện thành đạt, có vị trí trong xã hội, trong triều đình, thưởng thức những sản vật ở độ ngon nhất trong năm (tổng kết một mùa vụ). Tết Trung thu cũng mang ý nghĩa sự tụ họp, đoàn viên trong gia đình.

Xem thêm: Note Ngay 25 Địa Điểm Thu Mua Tủ Lạnh Cũ Ở Hà Nội, Thanh Lý Tủ Lạnh, Máy Giặt Cũ Giá Rẻ Tại Hà Nội

Cuốn “Hội hè lễ tết của người Việt” của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên đề cập đến khá nhiều ý nghĩa khác nhau của Tết Trung thu.


GS, TS, nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Văn Huyên phân tích: “Các lễ hội của người Việt đều theo mùa, nghĩa là có liên hệ với sự nối tiếp của thời gian. Ở nơi nghề nông chiếm vai trò hàng đầu này, mọi người rất coi trọng những trận mưa làm cho đất đai màu mỡ. Ở xứ này, rồng là biểu tượng của mưa và sự phì nhiêu … Trong ý thức dân gian, rồng có vai trò hàng đầu trong sự điều tiết các cơn mưa sinh ra những vụ thu hoạch tốt là nguồn gốc của hòa bình xã hội và chính trị… Hội rồng thực sự là vào Trung thu. Nó phải bảo vệ các mùa gặt lớn tháng Mười”. Đó cũng là lý do người ta rước rồng long trọng qua các phố, với những tấm biển sáng có hàng chữ “Hoàng Long Thịnh Thế” (mong rồng vàng làm cho cuộc sống phồn thịnh) hay “Thiên Hạ Thái Bình”. Đó là mong ước bảo đảm cho mình có cuộc sống phồn thịnh và sự yên ổn…”

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên cũng cũng đề cập đến việc tiên đoán các mùa vụ sau dựa trên dáng vẻ của trăng. Người ta sẽ rút ra các điềm báo trước tương lai của đất nước dựa trên hình dáng và màu sắc của trăng đểm rằm, thí dụ như sẽ có một vụ mùa bội thu, tằm nhả nhiều tơ, đất nước thái bình và đức hạnh, thế gian vui vẻ, hay vua đam mê tửu sắc, bạo hành, hoặc sắp có nổi loạn hay chiến tranh…

Cụ Nguyễn Văn Huyên còn nhắc đến ý nghĩa “Tết dạm hỏi” của Tết Trung thu, do đây là dịp nam nữ gặp gỡ nhau, hò hát đối với nhau, làm quen và nên duyên.

Quote: Trung thu, Tết của mặt trăng, đồng thời cũng là tết dạm hỏi, lúc cả nam và nữ đều tìm cách làm vừa ý người khác và tìm thấy trong đám đông người bạn đời tương lai của mình. Họ tụ tập từng nhóm từ 6-8 người, ngay lúc sẩm tối, trước cửa hay trong sân nhà mình. Họ đứng thành hai phe, một phe nữ, một phe nam. Và họ vừa hát đối vừa ngắm trăng. Tiếp theo những cảnh hát đối dáp này thường là lễ dạm hỏi và cưới xin… (Hội hè lễ tết của người Việt - Nguyễn Văn Huyên)

Sau này, Tết Trung thu cũng trở thành cái Tết ngắm trăng, thưởng trà và làm thơ của nhiều nhà nho có tính nghệ sĩ. Họ đã nâng thú ăn chơi Tết Trung thu lên thành một loại nghệ thuật, cầu kỳ từ cách thưởng trà, ngắm trăng…

Còn đối với giới học trò, Trung thu như ngày tết của tương lai, mở đầu cho các kỳ đỗ đạt sắp tới. Các biểu tượng cho việc học hành thành tài, đỗ đạt vinh quang và được bổ vào các chức quan cao của triều đình là con cóc ba chân (cóc vàng), cây nguyệt quế, cá chép (cá chép vượt vũ môn, cá chép nuốt trăng). Các đồ chơi mang hình tượng ông tiến sĩ, trạng nguyên… bày trên mâm cỗ Trung thu cũng mang ý nghĩa này.

Đối với trẻ nhỏ, Trung thu là một lễ hội thực sự dành riêng cho mình, với đầy đủ từ đồ ăn đến đồ chơi. Và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Trung thu cũng trùng với thời điểm đến trường của trẻ em, vì thế Trung thu còn mang ý nghĩa gửi gắm ước vọng học hành thành tài của cha mẹ đối với trẻ nhỏ, thông qua các món đồ chơi hay vật dụng được bày trên mâm cỗ.