Ghép sứ thái nhiều màu

-
Cây sứ Thái Lan nguyên thủy thường có màu hồng nhạt. Cây sứ con gieo từ hạt do thụ phấn tự nhiên, sẽ cho ra một màu hoa mới, nó có thể được giữ lại để hình thành nên một giống sứ có tên gọi mới, tuy nhiên, phần lớn hoa của các cây sứ gieo từ hạt này thường mang tính trạng xấu từ cây bố mẹ, nên hoa ít, màu sắc không đẹp. Vì vậy, để có được cây sứ không chỉ đẹp ở bộ rễ mà còn đẹp cả ở màu hoa, người chơi thường dùng phương pháp ghép.

Bạn đang xem: Ghép sứ thái nhiều màu


Hiện nay có nhiều phương pháp ghép áp dụng cho cây sứ, nhưng căn bản vẫn là Phương pháp ghép vạt nêm (chữ V) và Phương pháp ghép ngồi. Phương pháp ghép ngồi có thể mở rộng ra thành Phương pháp ghép bịt và Phương pháp ghép ngồi áp dụng cho phần ngọn.
Ở đây tôi sẽ trình bày lần lượt 4 phương pháp trên, tùy thuộc vào tay nghề của người ghép mà có thể áp dụng linh hoạt từng phương pháp ghép.
Gốc ghép – nhánh ghép (cây nguyên liệu) : Hiểu một cách đơn giản, là cây sứ … được ghép. Nó có thể là cây sứ nguyên thủy gieo từ hạt, có màu hoa không đẹp, hoặc là cây sứ đã được ghép, nhưng có bộ rễ đẹp và người chơi muốn thay đổi màu hoa mới. Gốc ghép yêu cầu phải đang phát triển tốt, đường kính nhánh ghép tốt nhất trong khoảng từ 1 – 2 cm. Da có màu xanh hơi ngả xám, không bị nấm móc đeo bám. Nhánh ghép khi cắt ngang thì tiết ra nhựa màu trắng đục.

Xem thêm: Bột Gạo Lọc Làm Bánh Gì - Tổng Hợp 27 Món Bánh Làm Từ Bột Gạo Tẻ Đơn Giản


*

*

Bo ghép: Là một đoạn được lấy từ một nhánh sứ cho hoa đẹp. Tùy theo phương pháp ghép khác nhau mà bo ghép có độ dài ngắn khác nhau, sẽ được trình bày cụ thể ở từng phương pháp ghép. Bo ghép tốt nên có màu xanh hơi ngả sang xám, nhưng không được quá già. Người mới tập ghép thì dùng bo ghép có màu ngả sang xám sẽ dễ thành công hơn. Người đã ghép thuần thục, thì thích dùng bo ghép vẫn còn màu xanh, vì sau này bo ghép sẽ phát triển mạnh hơn. Bo ghép không nên để quá lâu sẽ làm giảm tỉ lệ thành công. Nếu vì một lý do nào đó mà không sử dụng hết bo ghép thì cắt bỏ hết các lá trên nhánh bo, cho vào chai pet (chai nhựa), đóng nắp lại và để trong ngăn mát của tủ lạnh, theo cách này có thể bảo quản bo ghép thêm vài ngày.
*

Phần ngọn của bo ghép thường bị bỏ đi vì nó quá non, chỉ cần thao tác hơi mạnh tay là bị hư nên nhiều người thường bỏ đi. Nhưng thực chất, phần ngọn là phần có sức sinh trưởng mạnh nhất, nếu ghép quen tay, thì bo ghép càng về phần ngọn càng dễ lên và khi lên sẽ phát triển mạnh hơn so với phần bo bên dưới. Để ghép phần ngọn, ta có thể áp dụng phương pháp ghép vạt nêm đã trình bình ở phần 6.2. Tuy nhiên với cách ghép này sẽ làm cho vết ghép sau này bị xấu, vì vậy, một phương pháp ghép phần ngọn dựa trên cơ sở của phương pháp ghép ngồi được hình thành. Cụ thể như sau:
Dao ghép thật sắc (ở đây tôi dùng dao lam), bông gòn hoặc khăn sạch, cồn 90 độ sát trùng dao, túi nylon sạch, dây nylon, dây thun loại tốt. Dây nylon nên chọn loại dây mảnh, có màu trắng để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến bo ghép. Ta tiến hành như sau:
Bước 2: Sau một khoảng thời gian ngắn (khoảng 30 giây), dùng khăn sạch lau lớp nhựa trắng ở bề mặt, đồng thời dùng bông gòn tẩm cồn 90 độ tiệt trùng dao ghép. Cắt bỏ một đoạn ngắn trên nhánh ghép (chừng vài mm).
*

*

Bước 4: Đặt bo ghép vào gốc ghép. Dùng dây nylon mảnh để kéo bo ghép sát vào gốc ghép, sau đó dùng dây thun để giữ dây nylon lại.
Bước 6: Dùng túi nylon trùm kín bo ghép. Mang vào trong mát để khoảng 10 ngày, khi thấy phần ngọn có dấu hiệu nảy thêm lá hoặc các lá nhỏ dần to lên thì có thể cắt dây.
Bài viết với mục đích chia sẻ, khi sao chép vui lòng giữ nguyên bản, ghi rõ tên tác giả và link www.caycanhphatloi.info