Đồ chơi bằng vải nỉ

-

Vải nỉ thường được sử dụng để làm đồ handmade là loại vải nỉ mỏng, có độ co dãn rất tốt, độ đổ lông nhẹ. Vải nỉ thấm nước cực ít, không phân 2 mặt trái phải nên rất được ưa chuộng trong làm đồ handmade, dễ làm – dễ làm sạch – độ bền cao. Chúng ta có thể may gấu bông, quần áo, găng tay, mô hình đồ chơi đơn giản cho bé, v.v.. Bài viết hôm nay tôi sẽ giới thiệu một số cách làm đồ chơi mầm non bằng vải nỉ. Mời các mẹ cùng đọc và thực hành theo nhé!


*

Cách làm đồ chơi mầm non trò chơi câu cá từ vải nỉ.

Bạn đang xem: Đồ chơi bằng vải nỉ

Chuẩn bị- Keo sữa- Chỉ thêu- Ghim- Các tấm vải nỉ nhiều màu- Kéo- 1 chiếc đũa- 1 đoạn dây thừng nhỏ- Thỏi nam châm béCách làm+ Bước 1: Vẽ các sinh vật biển bất kỳ lên giấy để làm mẫu (nên vẽ các sinh vật kích thước khoảng 10 – 12cm) . Tôi chọn một con cá, rùa, cá ngựa, sứa và sao biển.

*

+ Bước 2: Ghim các mẫu đã vẽ trên giấy vào tấm vải nỉ và cắt 20 hình để tạo ra 10 sinh vật biển có màu tương phản (hoặc số lượng tùy ý).

*

 

*

+ Bước 3: Để làm con sứa, cắt các dải màu khác nhau làm xúc tu và dán keo vào bên trong tấm vải có hình dạng cơ thể sứa. Đối với rùa, cắt cơ thể từ miếng vải màu nâu và mai rùa từ miếng vải màu xanh lá cây.

*

 

*

+ Bước 4: Ghim và khâu từng cặp lại với nhau. Bạn có thể khâu tay hoặc khâu bằng máy may (nếu có).

*

+ Bước 5: Dán lên đỉnh của mỗi sinh vật biển một thỏi nam châm sau đó tô điểm cho các con vật bằng các mảnh vụn của vải nỉ để tạo ra khuôn mặt và vây.

*

+ Bước 6: Đối với cần câu, buộc dây quanh mép nam châm để cố định nam châm. Cắt hai hình giọt nước đủ lớn để che nam châm. Đổ keo lên một mảnh và gắn dây cùng nam châm, sau đó úp mảnh còn lại lên. Chừa ra 1 đoạn dây vừa đủ tầm tay của bé rồi buộc vào chiếc đũa.

*

 

*

Thêm chút keo để dán chặt sợi dây, sau đó cắt bỏ bớt phần bị thừa. 

*

Bây giờ thì đi câu cá thôi nào, xem ai câu được nhiều cá hơn nha!Cách làm đồ chơi mầm non bữa sáng từ vải nỉ.Chuẩn bị- Tấm vải nỉ màu trắng, màu vàng, màu nâu đậm, màu be.- Kéo- Chỉ thêu cùng màu- Keo sữaCách làm+ Bước 1: Đầu tiên, vẽ và cắt lòng trắng trứng từ tấm vải nỉ trắng. Mỗi quả trứng cần 2 miếng. Vì vậy, nếu muốn 3 quả trứng, hãy cắt ra 6 miếng trứng. Một cho phía trước và một cho phía sau.

*

Tiếp theo, vẽ và cắt phần vải nhồi ở trong (bạn có thể dùng bất cứ tấm vải dày nào từ đống áo quần cũ của bạn nhé, mỗi quả trứng chỉ cần một cái nhồi ở trong).+ Bước 2: Vẽ và cắt 3 hình tròn từ tấm vải nỉ vàng để làm lòng đỏ trứng.

*

+ Bước 3: May phần lòng đỏ trứng lên phần lòng trắng trứng, vị trí tùy bạn cân chỉnh với lòng trắng bạn cắt.

*

+ Bước 4: Đặt miếng vải nhồi vào giữa và may phần trứng ở bước 3 với phần lòng trắng trứng còn lại, ta hoàn thành xong phần trứng ốp lết.

*

 

*

+ Bước 5: Vẽ và cắt miếng thịt xông khói từ tấm vải nỉ màu nâu đậm, số lượng tùy ý.

*

+ Bước 6: Vẽ và cắt 2 dải mỏng màu be cho phần thớ thịt ở trong cho mỗi miếng xông khói (xem hình dưới để hình dung dễ hơn các mẹ nhé).

*

+ Bước 7: Lấy keo sữa bôi lên phần vải màu nâu đậm, hình dáng lượn theo hình dáng của miếng thịt, bôi thành 2 đường song song, sau đó dán dải màu be lên.

Xem thêm: Sự Thật Vỏ Xúc Xích Làm Từ Gì ? Cách Làm Xúc Xích Đơn Giản Tại Nhà

*

Vậy là miếng thịt xông khói đã hoàn thành rồi đấy ạ.

*

Và đây là chảo trứng ốp lết cùng với thịt xông khói của bé, cùng măm măm thôi mẹ ơi!

Cách làm đồ chơi mầm non con rối điều khiển bằng tay từ vải nỉ.Chuẩn bị- Vài tấm vải nỉ màu sắc sặc sỡ- Vài đôi mắt nhựa- Các mảnh mẫu phác họa trên giấy- Kéo, ghim- Chỉ thêu- Keo sữaCách làm+ Bước 1: Đầu tiên cắt các miếng của từng bộ phận con rối (kích thước tùy bạn thích và hình dáng có thể tham khảo ở hình dưới)Các từ tiếng anh trong hình tương ứng với bộ phận:- Inside of mouth: ở bên trong miệng- Bottom of mouth: phần ở dưới miệng- Eye/ear pieces: các mảnh của mắt, tai- Forehead: phần trán- Body of puppet: phần thân của con thú- Back of head: phần sau đầu- Top of mouth: phần trên miệng

*

+ Bước 2: Khâu phần phía trước của đầu. Mặt trước của đầu bao gồm ba mảnh. Đặt hai mặt phải với nhau và may. Sau đó đặt cái thứ ba lên, cạnh phải và khâu lại.

*

 

*

+ Bước 3: Đặt phần trán sang một bên. Ghép 2 mảnh tai và khâu chúng lại với nhau. Lý do tôi sử dụng hai miếng cho mỗi tai là để làm cho cứng hơn, để chúng dựng thẳng đứng tốt hơn.

*

+ Bước 4: Ghim phần tai vào vị trí phần đầu (giống hình dưới) rồi may lại.

*

+ Bước 5: Ghim đỉnh đầu (giống hình dưới) và khâu phần mép lại với nhau.

*

 

*

+ Bước 6: Khâu phần dưới miệng vào phần bên trong miệng (theo đường màu trắng hình dưới)

*

+ Bước 7: Tiếp theo, đặt hai phần mặt phải với nhau, ghim mặt trong của miệng vào phần trên miệng. May lại.

*

 

*

+ Bước 8: Hãy chắc chắn rằng tai của con rối được giấu vào bên trong, ghim phần mặt sau của đầu với phía trước đầu và khâu lại (theo đường màu trắng hình dưới).

*

 

*

+ Bước 9: Khi bạn hoàn thành khâu phần đầu, con rối của bạn sẽ trông như thế này:

*

 

*

 

*

+ Bước 10: Khâu phần cơ thể con rối (theo đường màu trắng phía dưới hình).

*

+ Bước 11: Đặt phần đầu vào bên trong của phần thân. Hãy chắc chắn rằng phần miệng được giấu vào bên trong, xếp các cạnh bên ngoài với mép của ống. Cố gắng nối các đường may của cơ thể với phần giữa phía sau đầu.

*

 

*

+ Bước 12: Sẽ có một chút xê dịch khi may, vì vậy hãy điều chỉnh lại khi cần thiết. Bạn có thể may tay hoặc may máy.

*

+ Bước 13: Nhét một ít bông vào phần trán của con rối, phần miệng bạn để trống nhé, vì đó là nơi dành cho bàn tay chúng ta đấy.

*

+ Bước 14: Dùng keo sữa hoặc súng bắn keo (nếu có) dán mắt vào đúng vị trí (hình dưới).

*

Xong! Đây là kết quả sau một hồi vật lộn với vải vóc và kim khâu đây ạ!

*

 

*

Một số mẫu con rối đồ chơi mầm non được làm bằng vải nỉ khác

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

Từ cách may này, bạn có thể may nhiều con rối với hình thù khác nhau, chỉ cần thay đổi một số chi tiết là chúng ta đã may cho bé yêu thật nhiều con rối xinh xắn rồi đấy.

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*

 

*