Bằng tốt nghiệp cao đẳng

-
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 2513/VBHN-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ MẪU BẰNGTỐT NGHIỆP TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG; IN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THU HỒI, HỦY BỎ BẰNG TỐTNGHIỆP TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG

Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in,quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 24/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởngBộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tưsố 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in,quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốtnghiệp trung cấp, cao đẳng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01năm 2022.

Bạn đang xem: Bằng tốt nghiệp cao đẳng

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội banhành Thông tư quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng;in, quản lý, cấp phát, thu hồi,hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng<1>.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việcin, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

2. Thông tư này áp dụng cho các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sởgiáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là trường).

Điều 2. Nguyên tắc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệptrung cấp, cao đẳng

1. Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng (sau đây gọi là bằng tốtnghiệp) được quản lý thống nhất, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cáctrường theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.

2.<2>Bản chính bằng tốt nghiệp được cấp một lần cho học sinh, sinh viên (sauđây gọi là người học).

3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng bằng tốtnghiệp.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát bằng tốt nghiệp.

Chương II

MẪU BẰNG TỐT NGHIỆP; IN, QUẢN LÝ, CẤPPHÁT, THU HỒI, HỦY BỎ BẰNG TỐT NGHIỆP

Điều 3. Mẫu bằng tốt nghiệp và nội dung ghi trên bằngtốt nghiệp<3>

1. Bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng đượcin bằng tiếng Việt và tiếng Anh gồm bốn (4) trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 135 mm. Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ. Trang 1 cóhình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng. Trang 2 và trang 3 có nềnmàu vàng, hoa văn viền màu vàng đậm; hình trống đồng in chìm chính giữatrang 2, hình Quốc huy in chìm chính giữa trang 3; tên bằng có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.

Mẫu bằng và cách ghi nội dung trên bằng tốtnghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II kèmtheo Thông tư này.

2. Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp gồm:

a) Quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnhphúc

b) Chức danh của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp;

c) Tên trường cấp bằng tốt nghiệp;

d) Tên bằng tốt nghiệp theo từng trình độ đào tạo (bằng tốt nghiệptrung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng);

đ) Ngành, nghề đào tạo;

e) Họ, chữ đệm, tên của người được cấp bằng tốtnghiệp;

g) Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp bằng tốt nghiệp;

h) Xếp loại tốt nghiệp;

i) Địa danh, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp;

k) Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của hiệu trưởng trường cấp bằng tốtnghiệp và đóng dấu theo quy định;

l) Số hiệu, số vào sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp;

m) Đối với các chương trình chất lượng cao được ghicụm từ "chương trình chất lượng cao" phía dưới tên ngành, nghề đào tạo;

n) Các nội dung khác phù hợp quy định của pháp luật.

Điều 4. In phôi bằng tốt nghiệp

1. Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc in, quản lý phôi bằng tốtnghiệp theo quy định tại Thông tư này.

2. Căn cứ mẫu bằng tốt nghiệp quy định tại Thông tư này, hiệu trưởngcác trường trung cấp, trường cao đẳng và người đứng đầu các cơ sở giáo dục đạihọc có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là hiệu trưởng) phê duyệtmẫu phôi bằng tốt nghiệp của trường mình và gửi về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nơi trường đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm về nộidung in trên phôi bằng tốt nghiệp và tổ chức in phôi bằng tốt nghiệp.

3. Việc in phôi bằng tốt nghiệp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mậtvà phải được lập sổ quản lý.

Điều 5. Quản lý bằng tốt nghiệp

1. Khi cấp bằng tốt nghiệp cho người học, các trường phải lập sổ cấp bằngtốt nghiệp theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ số hiệu, số vào sổ cấp bằng tốtnghiệp. Việc lập số hiệu, số vào sổ cấp bằng tốt nghiệp được thựchiện theo quy định như sau:

a) Số hiệu ghi trên phôi bằng tốt nghiệp được lập liên tục theo thứ tựsố tự nhiên từ nhỏ đến lớn trong toàn bộ quá trình hoạt động của trường từ khithực hiện việc tự in phôi bằng tốt nghiệp đảm bảo phân biệt được số hiệu của từngloại bằng tốt nghiệp;

b) Số vào sổ cấp bằng tốt nghiệp được lập liên tục theo thứ tự số tựnhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01/01 đến hết ngày31/12; đảm bảo phân biệt được số vào sổ cấp của từng loại bằng tốt nghiệp,năm cấp và trường cấp bằng tốt nghiệp.

2. Đối với phôi bằng tốt nghiệp bị hư hỏng, viếtsai, chất lượng không bảo đảm, chưa sử dụng do thay đổi mẫuphôi thì hiệu trưởng phải lập hội đồng xử lý và có biên bản hủy bỏ,ghi rõ số lượng, số hiệu và tình trạng phôi bằng tốt nghiệp trước khi bị hủy bỏ.Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý và việchủy bỏ phải được báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đóng trụsở chính trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hủy phôi bằng tốt nghiệp để theodõi, quản lý.

Quy định này cũng áp dụng đối với bằng tốt nghiệp bị viết, in sai, đã đượcký, đóng dấu.

3. Trường hợp phôi bằng tốt nghiệp bị mất, các trường có trách nhiệmlập biên bản và thông báo ngay với cơ quan công an, Sở Lao động - Thương binhvà Xã hội địa phương nơi trường đóng trụ sở chính để xử lýkịp thời.

Điều 6. Trách nhiệm của hiệu trưởng các trường trongviệc in phôi, cấp, quản lý bằng tốt nghiệp

1. Ban hành quy định về quy trình in, quản lý việc in, bảo quản, bảo mật,sử dụng phôi bằng tốt nghiệp, quản lý việc cấp phát bằng tốt nghiệp; kiểm tra,thanh tra việc in, bảo quản, sử dụng phôi và cấp phát bằng tốt nghiệp,trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xửlý khi để xảy ra vi phạm để áp dụng thống nhất tại trường.

2. Lập hồ sơ quản lý việc in, sử dụng phôi, cấp, thu hồi, hủy bỏ phôi bằngtốt nghiệp.

3. Cử cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý, cấp phát bằng tốtnghiệp.

4. Đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ đối với việc in, quảnlý phôi bằng tốt nghiệp theo quy định của pháp luật.

5. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị in, phòng chống cháy nổ để bảoquản phôi bằng tốt nghiệp.

6. Quy định các ký hiệu nhận dạng phôi bằng tốt nghiệp do trường in đểphục vụ việc bảo mật, nhận dạng và chống làm giả phôi bằng tốtnghiệp.

7. Quy định việc lập số hiệu, số vào sổ cấp bằng tốt nghiệp theo yêu cầuquy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này. Đảm bảo mỗi số hiệuchỉ được ghi duy nhất trên một phôi bằng tốt nghiệp; mỗi số vào sổ cấp bằngtốt nghiệp được ghi duy nhất trên một bằng tốt nghiệp đã cấp cho người học.

8. Thường xuyên chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động in, quảnlý, sử dụng phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp đối với đơn vị được giao nhiệm vụtrong trường mình.

9. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý bằng tốt nghiệp đã cấpcho người học và công bố công khai thông tin về cấp bằng tốtnghiệp trên trang thông tin điện tử.

10. Chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý nhà nước khi để xảy ravi phạm trong hoạt động in, quản lý, sử dụng phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp tạitrường.

11. Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan trực tiếp quản lý trường, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương nơi đặt trụ sở của trường trước ngày 10tháng 01 của năm tiếp theo về quá trình thực hiện in phôi, sử dụng phôi bằng tốt nghiệp;số lượng phôi bằng tốt nghiệp đã in, số lượng phôi bằng tốt nghiệp đã sử dụng,số lượng bằng tốt nghiệp cấp trong năm.

Điều 7. Thời hạn cấp bằng tốt nghiệp

1. Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho người họcđủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngàyngười học kết thúc thi môn thi tốt nghiệp cuối cùng hoặc bảo vệ chuyên đề khóaluận tốt nghiệp (đối với tổ chức đào tạo theo niên chế) hoặc kết thúc môn học,mô đun cuối cùng trong chương trình đào tạo (đối với tổ chức đào tạo theophương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ).

2. Trong thời gian chờ cấp bằng tốt nghiệp người học đủ điều kiện cấp bằngtốt nghiệp được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

Điều 8. Sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp

1. Sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp là tài liệu do trường cấp bằng tốtnghiệp lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính bằng tốt nghiệp trong đó ghi chép đầy đủ nhữngnội dung tiếng Việt như bản chính bằng tốt nghiệp mà trường đó đã cấp.

2. Sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp phải được ghi chép chính xác,đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảoquản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.

3. Mẫu sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp được quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Ký, đóng dấu bằng tốt nghiệp

1. Hiệu trưởng các trường khi ký bằng tốt nghiệp phải ký theo mẫuchữ ký đã thông báo với cơ quan có thẩm quyền và ghi rõ, đủ họ tên, chức danh.

2. Trường hợp các trường mà cơ quan có thẩm quyền chưa bổ nhiệmhiệu trưởng thì phó hiệu trưởng được giao phụ trách trường có thẩm quyền cấp bằngtốt nghiệp là người ký cấp bằng tốt nghiệp.

3. Việc đóng dấu trên chữ ký của người có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệpthực hiện theo quy định về công tác văn thư hiện hành.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung bằngtốt nghiệp

Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung bằng tốtnghiệp là hiệu trưởng của trường đã cấp bằng tốt nghiệp và đang quản lý sổ gốc cấpbằng tốt nghiệp. Trường hợp trường cấp bằng tốt nghiệpđã sáp nhập, chia, tách hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩmquyền quyết định chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp là thủ trưởng cơ quan đangquản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp.

Điều 11. Các trường hợp chỉnh sửa nội dung bằng tốtnghiệp

Người được cấp bằng tốt nghiệp có quyền yêu cầu chỉnh sửanội dung ghi trên bằng tốt nghiệp trong trường hợp sau:

1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặccải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.

2. Được cơ quan có thẩm quyền bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăngký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.

3.<4>Người học đã ký nhận bằng tốt nghiệp nhưng nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp bịghi sai do lỗi của nhà trường.

Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung bằngtốt nghiệp

1. Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp:

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp, theo mẫu quy định tạiPhụ lục 4 kèm theo Thông tư này;

b) Bằng tốt nghiệp đề nghị chỉnh sửa;

c) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác địnhlại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa bằng tốt nghiệp do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch,xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa bằng tốt nghiệp do bổsung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quáhạn;

đ) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp phápkhác có ảnh của người được cấp bằng tốt nghiệp;

e) Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp quy địnhtại các điểm b, c, d, đ khoản này có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từsổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính;

g) Nếu trường có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp tiếp nhận tàiliệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì trường có quyền yêu cầu ngườiđề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp xuất trình bản chính để đốichiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tênvào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bảnchính;

h) Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặcbản sao được chứng thực từ bản chính thì trường có thẩm quyền chỉnh sửa nộidung bằng tốt nghiệp không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao làgiả mạo thì có quyền xác minh.

2. Trình tự, thủ tục chỉnh sửa bằng tốt nghiệp được quy định như sau:

a) Người đề nghị chỉnh sửa bằng tốt nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy địnhtại khoản 1 Điều này cho trường có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung bằng tốtnghiệp. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưuđiện;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơhợp lệ, trường có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp xem xétquyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõlý do;

c)<5>Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa, khôngchỉnh sửa trực tiếp trên bằng tốt nghiệp.

Căn cứ quyết định chỉnh sửa, người có thẩm quyền chỉnh sửa nội dungghi trên bằng tốt nghiệp tiến hành chỉnh sửa các nội dungtương ứng ghi trong sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp. Việc chỉnh sửa nộidung ghi trên sổ gốc được thực hiện bằng quyếtđịnh chỉnh sửa.

3. Nội dung chính của quyết định chỉnh sửa bằng tốt nghiệp gồm:

a) Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người có bằng tốt nghiệp được chỉnh sửa;

b) Tên, số, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp được chỉnh sửa;

c) Nội dung chỉnh sửa;

d) Lý do chỉnh sửa;

đ) Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quyết định.

Điều 13. Thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp

1. Bằng tốt nghiệp bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợpsau đây:

a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp bằng tốtnghiệp;

b) Cấp cho người không đủ điều kiện;

c) Do người không có thẩm quyền cấp;

d) Bằng tốt nghiệp bị tẩy xóa, sửa chữa;

đ) Để cho người khác sử dụng.

2. Trường trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệmthu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp; nếu trường cấp bằng tốtnghiệp đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan đang quản lý sổ gốc cấpbằng tốt nghiệp có thẩm quyền thu hồi, hủybỏ bằng tốt nghiệp.

Điều 14. Công bố công khai thông tin về cấp bằng tốtnghiệp trên trang thông tin điện tử<6>

2. Thông tin công bố công khai về cấp bằng tốt nghiệp gồm các nộidung ghi trên bằng tốt nghiệp và phải được cậpnhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử bảo đảm để quản lý, truy cập, tìmkiếm. Trường hợp bằng tốt nghiệp được chỉnh sửa, thu hồi, hủybỏ thì phải được cập nhật trên trang thông tin điện tử.

3. Việc công bố công khai thông tin về cấp, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệptrên trang thông tin điện tử được thực hiện đối với cả bằng tốt nghiệpđã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đối với cácchương trình đào tạo thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghềnghiệp.

4. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn việc cập nhật, chỉnh sửa,thu hồi, hủy bỏ thông tin về bằng tốt nghiệptrên trang thông tin điện tử.

Chương III

CẤP BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP TỪ SỔ GỐC

Điều 15. Bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc

Cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc là việc các trườngđang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Các nội dung ghi trong bản sao bằngtốt nghiệp từ sổ gốc phải chính xác so với sổ gốc.

Xem thêm: Những Bộ Phim Ma Hài Hước Hay Xem Sợ Vừa Vui, Top 10 Phim Ma Hài Thái Lan Hay Nhất

Điều 16. Giá trị pháp lý của bản sao bằng tốt nghiệpđược cấp từ sổ gốc

1. Bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thaycho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao bằng tốt nghiệp được cấp từ sổ gốc khôngđược yêu cầu xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu,trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuấttrình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh nếu thấy cần thiết.

Điều 17. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao bằng tốtnghiệp từ sổ gốc

Các trường đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp có thẩm quyềnvà trách nhiệm cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc. Việc cấp bản sao bằng tốtnghiệp từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chínhhoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Điều 18. Người có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốtnghiệp từ sổ gốc

Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệptừ sổ gốc:

1. Người được cấp bản chính bằng tốt nghiệp.

2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của ngườiđược cấp bản chính bằng tốt nghiệp.

3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế của ngườiđược cấp bản chính bằng tốt nghiệp trong trường hợp người đó đã chết.

Điều 19. Trình tự, thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệptừ sổ gốc

1. Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phảicó đơn đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, xuất trình giấy chứngminh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn giá trị sử dụng để ngườitiếp nhận hồ sơ kiểm tra.

Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc là người quy địnhtại khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Thông tư này ngoài giấy tờ theo quy định trên,phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chínhbằng tốt nghiệp.

2. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc gửiyêu cầu nhận kết quả qua bưu điện, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều nàyphải gửi một (01) phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoạiliên lạc của người nhận.

3. Trường đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp căn cứ vào sổ gốc đểcấp bản sao bằng tốt nghiệp cho người yêu cầu; nội dung bản sao bằng tốtnghiệp phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc.Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốckhông có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì nhà trường có trách nhiệmtrả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

4. Trường hợp không cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc cho người yêucầu thì nhà trường phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Thời hạn cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được thực hiện nhưsau:

a) Được thực hiện trong thời gian không quá 05 ngày làm việc sau khinhà trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Đối với trường hợp yêu cầu cấp nhiều bản sao bằng tốtnghiệp, nội dung bằng tốt nghiệp phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà nhà trườngkhông thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoảnnày thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.

6. Người yêu cầu cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải trả lệ phícấp bản sao.

7. Lệ phí cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc được thực hiện theo hướngdẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụnglệ phí cấp bản sao.

Điều 20. Sổ cấp bản sao và quản lý việc cấp bản sao bằngtốt nghiệp từ sổ gốc

1. Sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc làtài liệu do trường có thẩm quyền quy định tại Điều 17 của Thông tư này lập rakhi thực hiện việc cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốctrong đó ghi chép đầy đủ những nội dung như bản sao mà trường đó đã cấp.

2. Sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc phải được ghichép chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa,đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.

3. Mỗi lần cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc đều phải ghi vào sổ cấp bảnsao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc; phải đánh số vào sổ cấp bản sao, đảm bảo mỗi số vào sổ cấp bảnsao được ghi duy nhất trên một bản sao bằng tốt nghiệp đã cấp cho người học.

4. Số vào sổ cấp bản sao bằng tốt nghiệp được lập liên tục theo thứ tự sốtự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12; đảm bảophân biệt được số vào sổ cấp bản sao của từng loại bằng tốtnghiệp, năm cấp bản sao và xác định được trường cấp.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Phân cấp, quản lý bằng tốt nghiệp

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý bằng tốt nghiệp;quy định mẫu, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương có trách nhiệm quản lý việc in, sử dụng phôi, cấp phát bằng tốtnghiệp của các trường có trụ sở chính đóng trên địa phương mình.

3. Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc in phôi, quản lý, cấpphát bằng tốt nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội.

Điều 22. Hiệu lực thi hành<7>

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2017.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổ chức Chính trị - Xã hội và Tổng cụcGiáo dục nghề nghiệp, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường trungcấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳngvà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thôngtư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Trung tâm Thông tin (để đăng Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH); - Lưu: VT, PC, TCGDNN.

XÁC NHẬN VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. B TRƯỞNG THỨ TRƯỞNGTấn Dũng

PHỤ LỤC I<8>

MẪU BẰNG TỐT NGHIỆPTRUNG CẤP(Kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội)

*

*

PHỤ LỤC II<9>

MẪU BẰNG TỐTNGHIỆP CAO ĐẲNG(Kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội)

*

*

Hướng dẫn ghi nộidung trên bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đng

(1) Ghi chức danh hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp, bằng tiếng Việt.

(2) Ghi tên trường cấp bằng tốt nghiệp, bằng tiếng Việt.

(3) Ghi tên ngành, nghề đào tạo mà người học đã học theo giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường được cấp theo mã ngành, nghềđào tạo cấp IV, bằng tiếng Việt.

(4) Ghi họ tên của người được cấp bằng tốt nghiệp theo giấy khai sinh.

(6) Ghi xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá hoặc trung bình.

(7) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường cấp bằngtốt nghiệp đặt trụ sở chính.

(8) Ghi ngày, tháng, năm cấp bằng tốt nghiệp.

(9) Ghi chức danh của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp; ký, ghirõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

(10) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số10/2017/TT-BLĐTBXH .

(11) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số10/2017/TT-BLĐTBXH .

(12) Ghi chức danh hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

(13) Ghi tên trường cấp bằng tốt nghiệp bằng tiếng Anh.

(14) Ghi tên ngành, nghề đào tạo mà người học đã họctheo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường được cấptheo mã ngành, nghề đào tạo cấp IV bằng tiếng Anh.

(15) Ghi đầy đủ họ tên như đã ghi ở điểm (4) bằng tiếngViệt nhưng không có dấu.

(16), (19) Ghi ngày và năm bằng số, ghi tháng bằng chữ tiếng Anh.

(17) Loại xuất sắc ghi “high distinction”, loạigiỏi ghi “distinction”, loại khá ghi “merit", loại trung bìnhkhá ghi “strong pass”, loại trung bình ghi “pass”.

(18) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trườngđặt trụ sở chính bằng tiếng Anh.

(20) Tùy theo ngành, nghề đào tạo mà người học đã học để ghi cụm từ “cử nhân thực hành” hoặc“kỹ sư thực hành”.

(21) Tùy theo ngành, nghề đào tạo mà người học đã học để ghi cụmtừ “practical bachelor” hoặc “practical engineer”.

Ghi chú: Nếu người được cấp bằng tốt nghiệp là người nước ngoài thì ghicác thông tin tại điểm (4), (5), (15), (16) căn cứvào hộ chiếu.

PHỤ LỤC 3

MẪU SỔ GỐC CẤP BẰNGTỐT NGHIỆP(Kèm theo Thông tư số10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội)

TRƯỜNG CẤP BẰNG TT NGHIỆP -------

S GỐC CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP CAO ĐNG/TRUNGCẤP

Khóa học: ……………….…………………………………………………………………………………

Hình thức đào tạo: ………………………………………………………………………………………..

Quyếtđịnh công nhận tốt nghiệp số ....ngày .... tháng .... năm ……………………………

Số TT

Họ và tên người học

Ngày tháng năm sinh

Quê quán

Giới tính

Dân tộc

Quốc tịch

Ngành/nghề đào tạo

Năm tốt nghiệp

Xếp loại tốt nghiệp

Số hiệu bằng TN

Số vào sổ gốc cấp bằng TN

Người nhận bằng TN ký và ghi rõ họ tên

Ghi chú

 

……….., ngày ……. tháng ……. năm …….. THỦ TRƯỞNG (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 4

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊCHỈNH SỬA LẠI BẰNG TỐT NGHIỆP/CẤP BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP TỪ SỔ GỐC(Kèm theo Thông tư số10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc-------------

ĐƠN Đ NGHỊ

CHỈNH SỬA BẰNG TỐT NGHIỆP/CẤP BẢN SAO BẰNG TTNGHIỆP T SỔ GC

Kính gửi: ……………………………………

Tôi tên là: ………………………………………………… Nam (nữ):…………………………..

Ngày sinh: ……………………………… Quê quán: ……………………………………………

Số CMND (số hộ chiếu/căn cước công dân): ..……………… Ngày cấp: ……/……/………

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………

Trước đây tôi là học sinh/sinh viên của Trường ………………………… thuộclớp …….……

Khóa: …………………………………………………………………………………………………..

Ngành/nghề đào tạo: ……………………………… Hình thức đào tạo: ………………………….

Đào tạo tại: …………………………………………………………………………………………….

Đã được cấp bằng ngày ……. tháng……. năm …………………………………………………..

Số hiệu bằng: ……………………………… Số vào sổ cấp bằng: …………………………………

Nay tôi làm đơn này đề nghị nhà trường chỉnh sửa bằng tốt nghiệp/cấp bảnsao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc mà tôi đã được nhà trường cấp.